Chứng nhận

 

Tin tức
Quy trình sản xuất Bộ Quần Áo Mưa của công ty Thủ Đô Vàng

       

QUY TRÌNH SẢN XUẤT QUẦN ÁO MƯA     

Quy trình sản xuất quần áo mưa của công ty Thủ Đô Vàng : Một cái nhìn tổng quan

Chủ đề Quy trình sản xuất của công ty Thủ Đô Vàng: Quy trình sản xuất của công ty may Thủ Đô Vàng nổi tiếng với khả năng đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Với phạm vi kinh doanh rộng khắp cả nước, công ty sử dụng quy trình khép kín, kết hợp máy móc hiện đại và chất vải vượt trội, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất. Điều này đã giúp công ty tiếp tục phát triển và thu hút sự tin tưởng của khách hàng.

Mục lục

·        Công ty Thủ Đô Vàng thực hiện quy trình chẩu bị cho quy trình sản xuất như thế nào?

·        Quy trình sản xuất của công ty Thủ Đô Vàng bao gồm những bước chính nào?

A. Công ty Thủ Đô Vàng quy trình chuẩn bị cho quy trình sản xuất như thế nào?

Công ty Thủ Đô Vàng thực hiện quy trình chuẩn bị cho quy trình sản xuất như sau:

1. Nghiên cứu thị trường và yêu cầu từ khách hàng:

Công ty Thủ Đô Vàng bắt đầu quy trình chuẩn bị cho quy quy trình sản xuất bằng việc nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin và yêu cầu từ khách hàng. Điều này bao gồm việc hiểu rõ về mẫu mã, chất liệu, số lượng và thời hạn giao hàng của sản phẩm.


2. Tìm nguồn nguyên liệu:

 

Công ty Thủ Đô Vàng tiến hành việc tìm kiếm và chọn lựa các nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Điều này bao gồm việc mua sắm các loại vải, phụ liệu và phụ kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.


3. Thiết kế sản phẩm:

 

Sau khi có thông tin từ khách hàng, công ty Thủ Đô Vàng tiến hành thiết kế sản phẩm. Quy trình này bao gồm việc tạo ra bản vẽ kỹ thuật, bản mô phỏng hoặc mẫu thử để khách hàng có thể xem trước trước khi sản xuất.

B. Quy trình sản xuất của công ty Thủ Đô Vàng bao gồm những bước chính nào?

Quy trình sản xuất của công ty Thủ Đô Vàng bao gồm các bước chính sau:


1. Thiết kế và phát triển sản phẩm:

 

Sản phẩm mẫu đã được thiết kế từ quy trình chuẩn bị đã được Công ty cùng khách hàng xem và ký duyệt mẫu trước trước khi sản xuất.


2. Chuẩn bị vật liệu:

 

Sau khi xác định được sản phẩm cần sản xuất, công ty Thủ Đô Vàng tiến hành chuẩn bị các nguyên liệu và vật liệu cần thiết đã được mua về để phục vụ cho quá trình sản xuất, bao gồm vải, khuy, đầu khóa kéo, dây kéo, chỉ may, và các phụ kiện khác.


3. Cắt và trang trí:

 

Bước tiếp theo là cắt các mẫu vải theo kích thước và hình dạng của sản phẩm. Sau đó, các mảnh vải được ghép lại và trang trí bằng các chi tiết như nút, túi, hoạ tiết hoặc dải trang trí khác.

3.1. Pha vải: Pha vải ra riêng biệt những phần để phục vụ cho máy cắt tay, những phần để phục vụ cho máy dập định hình.

3.2. Kẻ hình: Đối với những hình cần cắt to hơn khổ dập của máy dập vải phải dùng đến máy cắt tay. Đây là cách truyền thống người thợ sẽ sử dụng những công cụ như thước, bìa giấy cứng, bút và một số dụng cụ khác, thực hiện việc kẻ vẽ lại dưỡng bìa mẫu gốc dựa trên những công thức chuẩn. Sau đó dùng máy cắt tay để cắt theo hình vẽ.

3.3. Rập máy:  Đây là cách rập hiện nay đang được các công ty, xí nghiệp lớn áp dụng vì tiết kiệm được thời gian và công sức. Với cách rập này người thợ sẽ sử dụng các khuôn dập định hình sẵn theo dưỡng mẫu để thực hiện công đoạn rập.

3.4. Cắt cuộn: Cắt cuộn bằng máy cắt chuyên dùng cho cắt cuộn để may vào những công đoạn như dây kéo, quai xách, súp lê .v.v.

3.5. Bó sản phẩm: Sản phẩm sau khi cắt xong sẽ được bó lại gọn gàng để riêng từng loại sản phẩm như: Vải chính, vải lót, vải phụ .v.v.


4. In sản phẩm:

 

Sau khi cắt xong một số nguyên liệu sẽ được chuyển đến bộ phận in như: in máy, in xoa, trong quá trình in phải kiểm tra sản phẩm mẫu, rồi mới tiến hành in sao cho sản phẩm phải chuẩn mầu đẹp, sắc nét

 

5. May và hoàn thiện:

 

Sau khi các mảnh vải đã được cắt, in xoa, trang trí, kẻ dưỡng, công ty Thủ Đô Vàng tiến hành việc may sản phẩm may mặc sẽ thực hiện việc hoàn thiện sản phẩm. Để hoàn thành sản phẩm cần phải thực hiện những điểm sau đây.

5.1. Kẻ vẽ: Sản phẩm vải cắt xong khi mang về truyền may thợ phụ băng truyền sẽ tiến hành kẻ vẽ, những phần để may mác, may băng nhám dính rồi mới chuyển sang bộ phận may.

5.2. May vi tính: Chuyên dùng cho việc may tem nhãn, hoặc mác phải dùng đến máy may định hình này giúp cho sản phẩm đẹp hơn.

5.3. May bọ: Những phần chịu lực nhiều như phần quai xách, cổ, .v.v. sẽ được sử dụng máy bọ may chuyên dùng giúp cho đường may chắc chắn chịu lực nặng tốt hơn.

5.4. May vắt sổ: Có nghĩa là người thợ sẽ may lại tất cả các đường viền của sản phẩm lót, sản phẩm lẹp, kiểu máy này giống như móc xích, nó cũng là một kiểu may đơn giản, thông thường mà chúng ta hay làm.

5.5. May cuốn: Đường may cuốn là đường may khá phổ biến trong nghành áo mưa được hình thành do hai mũi kim kết hợp với hai mũi móc cũng ke cuốn vải thành dạng cuộn gấp lếp thành nhiều lớp để tạo thành một đường may hoàn hảo. Với ưu điểm của đường may này là tạo sự chặt chẽ không co giãn rất tốt. chính vì vậy mà những sản phẩm chất liệu vải co dãn sẽ sử dụng đường may này để phù hợp với chất liệu vải.

5.6. May chun quần: May căng chun được hình thành do hai mũi kim kết hợp với hai mũi móc cùng bộ ke cuốn vải và bộ cữ nhả chun để tạo thành một đường may hoàn hảo, giúp cho chun quần có vòng kích thước như ý, và độ co giãn cũng như xếp ly được đẹp hơn.

5.7. May một kim: May một kim giáp các bộ phận còn lại với nhau để thành hình một bộ quần áo mưa hoàn chỉnh.

5.8. Ép sim: Sau khi bộ quần áo mưa được may ở các công đoạn và giáp hòan chỉnh sẽ được đem ra máy chuyên dùng, để ép sim cho các đường may để chống thấm nước mưa.


6. Hoàn thiện sản phẩm:

 

Khi sản phẩm đã làm lên thành phẩm sẽ được chuyển đến khu vực đầu truyền để cắt sạch chỉ may thừa, dùng máy hơ chỉ hơ phấn đã kẻ để may và những đầu chỉ thừa ngắn còn sót lại, sau đó lộn ra chiều phải của sản phẩm và cũng thực hiện quy trình làm sạch như đã làm.

Tra cúc bấm, linh phụ kiện trang trí kèm theo cho sản phẩm.

 

7. Là ủi sản phẩm:

 

Khi sản đã được làm sạch  thì công đoạn tiếp theo trong quy trình này đó chính là là ủi sản phẩm, đây là một bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Với công đoạn này sẽ giúp sản phẩm được là trở nên đẹp mắt hơn, đảm bảo chất lượng đến tay người sử dụng.

 

8. Kiểm tra chất lượng:

 

Mỗi bước trong quy trình sản xuất, từ khi cắt đến khi may, đều được kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn về độ bền, độ chắc chắn, và yêu cầu kỹ thuật khác.


9. Hoàn thiện và đóng gói:

 

Sau khi sản phẩm đã được may và kiểm tra chất lượng, công ty Thủ Đô Vàng tiến hành các bước hoàn thiện, như làm thẻ thông tin sản phẩm, và làm sạch sản phẩm. Cuối cùng, sản phẩm được đóng gói thành các bộ quần áo hoặc thùng chứa phù hợp để gửi đi hoặc tiếp tục vận chuyển đến cửa hàng.


10. Giao hàng:

 

Cuối cùng, sản phẩm hoàn thiện được giao cho khách hàng hoặc điểm bán lẻ, để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của thị trường.

 

III. Quản lý sản xuất:

 

Để có được những sản phẩm hoàn hảo thì Công ty Thủ Đô Vàng phải thực hiện theo các bước sau.

Tiếp nhận các đơn hàng từ bộ phần kinh doanh, sau đó vạch ra các bước để thực hiện đơn hàng.

Ước lượng về số tiền và thời gian hoàn thành đơn hàng đó.

Quản lý sản xuất may mặc

Lập báo cáo quá trình sản xuất.

Phân công nhiệm vụ.

Báo có cho từng bộ phần có liên quan.

Lên kế hoạch điều phối, chọn mua nguyên liệu, vật tư phù hợp.

 

Kiểm định, khắc phục lỗi và đánh giá sản phẩm trước khi giao  đến tay khách hàng.

 

Xem tin khác [Quay lại]